FORGOT YOUR DETAILS?

CREATE ACCOUNT

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 3584/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠM THỜI

B TRƯỞNG B CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu vào Việt Nam, được phân loại theo mã HS: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.117210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.10; 7212.30.207212.30.91; 7212.30.99; 7212.50.11; 7212.50.12; 7212.50.19; 7212.50.21 7212.50.22; 7212.50.29; 7212.50.91; 7212.50.92; 7212.50.99; 7212.60.107212.60.20; 7212.60.90; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91, có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa  (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc (mã vụ việc AD02) với nội dung chi tiết nêu trong Thông báo gửi kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời được thực hiện theo pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Ban Kinh tế Trung ương;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ: Ngoại giao, Tài chính, Thông tin và Truyền thông;
– Các Thứ trưởng;
– Tng cục Hải quan (Cục TXNK);
– Website Bộ Công Thương;
– Các Cục/Vụ: CNNg, XNK ĐB, PC, KHCN, KV1, HTQT;
– Hiệp hội Thép Việt Nam;
– Lưu: VT, QLCT (04).

BỘ TRƯỞNG

Trần Tuấn Anh

 

THÔNG BÁO

V/V ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠM THỜI
(Kèm theo Quyết định số 3584/QĐ-BCT ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Theo quy định tại Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và Nghị định số 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ Công Thương thông báo nội dung chi tiết về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm tôn mạ (còn gọi là thép mạ) nhập khẩu có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (bao gồm Hồng Kông) (“Trung Quốc”) và Đại Hàn Dân quốc (“Hàn Quốc”) (mã vụ việc AD02) với nội dung chi tiết như sau:

1. Thông tin cơ bản

Ngày 03 tháng 3 năm 2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 818/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc.

Ngày 23 tháng 5 năm 2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2003/QĐ-BCT về việc gia hạn thời gian ra kết luận sơ bộ đối với vụ việc nêu trên (đến ngày 03 tháng 8 năm 2016). Ngày 04 tháng 8 năm 2016, Cục Qun lý cạnh tranh, Bộ Công Thương (Cơ quan điều tra) đã gửi dự thảo kết luận điều tra sơ bộ cho các bên liên quan có ý kiến bình luận.

Căn cứ ý kiến bình luận của các bên liên quan đối với dự thảo kết luận điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra đã hoàn thiện kết luận điều tra sơ bộ, là căn cứ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời.

2. Bên Yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Bên yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá là bốn nhà sản xuất thép mạ của Việt Nam, cụ thể như sau:

a. Công ty cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam (CSVC)

Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Mỹ Xuân A2, Ấp Mỹ Xuân, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

b. Công ty TNHH Tôn Phương Nam (SSSC)

Địa chỉ: Đường số 9, Khu Công Nghiệp Biên Hòa I, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

c. Công ty cổ phần Thép Nam Kim

Địa chỉ: Đại lộ N1, Khu Sản Xuất An Thạnh, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam

d. Công ty c phần Tôn Đông Á

Địa chỉ: Số 5, đường số 5, KCN Sóng Thần 1, Phường Dĩ An, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

3. Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng thuế chống bán phá giá

3.1. Tên gọi: thép mạ (còn gọi là tôn mạ)

3.2. Chủng loại: hàng hóa bị điều tra là một số sản phẩm thép cacbon cán phẳng ở dạng cuộn và không phải dạng cuộn, chứa hàm lượng cacbon dưới 0,60% tính theo trọng lượng, có tráng, mạ hay phủ kim loại chng gỉ như kẽm hoặc nhôm hoặc các hợp kim gốc sắt theo tất cả các phương pháp phủ kẽm hợp kim gốc sắt, bất kể độ dày và chiều rộng.

3.3. Mã HS theo Biểu thuế nhập khẩu hiện hành

Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam được phân loại theo danh sách các mã HS như sau: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.117210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.10; 7212.30.207212.30.91; 7212.30.99; 7212.50.11; 7212.50.12; 7212.50.19; 7212.50.21 7212.50.22; 7212.50.29; 7212.50.91; 7212.50.92; 7212.50.99; 7212.60.107212.60.20; 7212.60.90; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91 (tổng cộng 35 mã HS).

3.4. Các đặc tính cơ bản: Thép mạ, được phủ lp kim loại, có đặc tính chống gỉ như chịu đựng phong hóa, ngoài ra có đặc tính kết dính và tạo hình tốt. Khả năng chống gỉ và các khả năng hữu ích khác của thép được tăng cường bằng tỷ lệ thích hp hàm lượng cacbon và các thành phần khác trong lớp tính theo trọng lượng.

3.5. Mục đích sử dụng chính: Sản phẩm thép mạ được sử dụng làm vật liệu xây dựng, bộ phận xe ô tô, vách ngăn, khung lưng tủ lạnh, vỏ máy vi tính, ng thông gió, vách sau máy điều hòa không khí, kim loại có tráng men, ống, đai thùng, đồ nội thất, cửa ra vào, thanh trượt, v.v. Thép mạ còn có th được sử dụng làm vật liệu nền cho tôn mạ màu (“PPGI”). Thép mạ có thể ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng về chất lượng, đặc tính vật lý, hạng và ứng dụng của sản phẩm.

4. Thuế chống bán phá giá tạm thời

Căn cứ kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra, Bộ Công Thương quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các nhà sản xuất/xuất khu của nước ngoài như sau:

4.1. Đối với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông)

4.1.1. Thuế suất dành cho các nhà sản xuất/xuất khu hợp tác với Cơ quan điều tra

TT

Tên nhà sản xuất/xuất khẩu

Các công ty thương mại

Mức thuế chống bán phá giá tạm thi

1

Yieh Phui (China) Technomaterial Co., Ltd.

Chin Fong Metal Pte., Ltd.

4.02%

2

Bazhou Sanquiang Metal Products Co., Ltd.

Sumec International Technology Co., Ltd.

7.20%

3

BX Steel POSCO Cold Rolled Sheet Co., Ltd.

Benxi Iron and Steel International Economic and Trading Co., Ltd.

38.34%

4

Bengang Steel Plates Co., Ltd.

Benxi Iron and Steel International Economic and Trading Co., Ltd.

34.77%

5

Tianjin Haigang Steel Sheet

Tianjin Hajinde Co., Ltd.

11.87%

6

Hebei Iron & Steel Co., Ltd., Tangshan Branch

Tangshan Iron & Steel Group Co., Ltd.

20.76%

7

Wuhan Iron and Steel Company Limited

1. International Economic and Trading Corporation WISCO

2. Wugang Trading Company Limited

3. Ye-Steel Trading Co., Limited

4. Steelco Pacific Trading Limited

25.63%

4.1.2. Thuế suất dành cho các nhà sản xuất/xuất khu khác: 38.34%

4.2. Đối với hàng hóa có xuất xứ từ Hàn Quốc

4.2.1. Thuế suất dành cho các nhà sản xuất/xuất khu hợp tác với Cơ quan điều tra

Tên nhà sn xuất/xuất khẩu

Các công ty thương mại

Mức thuế chống bán phá giá tạm thi

POSCO

1. Daewoo International Corporation

2. POSCO Asia

3. POSCO Processing & Service Co., Ltd

12.40%

4.2.2. Thuế suất dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác: 19.00%

Đ được hưởng thuế suất dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài hợp tác với Cơ quan điều tra như liệt kê ở trên, các nhà nhập khẩu hàng hóa, khi làm thủ tục hi quan, cần nộp các tài liệu sau:

– Hợp đồng thương mại, trong đó thể hiện tên công ty xuất khẩu là một trong các nhà sản xuất/xuất khẩu hoặc các công ty thương mại được liệt kê ở trên;

– Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (Mill-test Certificate) hoặc các giấy tờ tương tự thể hiện nhà sản xuất hàng hóa là một trong các nhà sản xuất/xuất khẩu được liệt kê ở trên;

– Giấy chứng nhận xuất xứ thể hiện hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc.

5. Thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời

Biện pháp chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực sau 15 ngày k từ ngày Bộ Công Thương ra Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời, tức là có hiệu lực từ ngày 16 tháng 9 năm 2016. Biện pháp chống bán phá giá tạm thời được áp dụng trong 120 ngày kể từ ngày có hiệu lực, tức là đến hết ngày 13 tháng 01 năm 2017. Biện pháp chống bán phá giá tạm thời sẽ chấm dứt hiệu lực trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương ra Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức.

Trong trường hợp Quyết định cuối cùng của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho thấy việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không cần thiết hoặc mức thuế chống bán phá giá cuối cùng thấp hơn mức thuế chống bán phá giá tạm thời đã áp dụng thì khoản chênh lệch về thuế sẽ được hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp mức thuế chống bán phá giá cuối cùng cao hơn mức thuế chống bán phá giá tạm thời đã áp dụng thì người nộp thuế không phải nộp thêm khoản chênh lệch về thuế.

6. Cơ sở áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời

Căn cứ thông tin do các bên liên quan cung cấp và các phân tích tại kết luận điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra đánh giá như sau:

– Có hiện tượng bán phá giá hàng hóa bị điều tra vào thị trường Việt Nam từ 02 nước thuộc diện điều tra với các biên độ bán phá giá được xác định cụ th;

– Ngành sản xuất trong nước chịu thiệt hại ở mức đáng kể;

– Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng bán phá giá và thiệt hại đáng kể ca ngành sản xuất trong nước.

Kết luận điều tra sơ bộ đã được Cơ quan điều tra gửi cho các bên liên quan theo quy định pháp luật. Bản tóm tắt kết luận điều tra sơ bộ được thể hiện ở Phụ lục 1 kèm theo Thông báo này.

7. Thủ tục tiếp theo

Sau khi biện pháp chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực, Tng cục Hải quan Việt Nam sẽ tiến hành áp dụng mức thuế chống bán phá giá với hàng hóa bị điều tra từ các nhà sản xuất/xuất khẩu thuộc các nước/vùng lãnh th trong phạm vi vụ việc điều tra này theo các mức thuế cụ thể được liệt kê tại Mục 4 của Thông báo này.

Trong giai đoạn điều tra tiếp theo của vụ việc, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành thẩm tra tại ch đối với các doanh nghiệp hợp tác nhm kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của các thông tin do các doanh nghiệp cung cấp đ xem xét và tính toán lại biên độ bán phá giá chính thức. Kế hoạch và lịch trình thẩm tra sẽ được Cơ quan điều tra thông báo cụ thể tới từng doanh nghiệp trong khoảng thời gian hợp lý.

Sau khi kết thúc thẩm tra, Cơ quan điều tra sẽ tổ chức Phiên tham vấn công khai với các bên liên quan trong vụ việc, nhằm tạo cơ hội cho tất cả các bên được trình bày ý kiến của mình. Thông tin về Phiên tham vấn công khai sẽ được Cơ quan điều tra thông báo tới các bên liên quan và đăng trên website (http://www.vca.gov.vn hoặc http://www.qlct.gov.vn).

Sau khi kết thúc Phiên tham vấn công khai, Cơ quan điều tra sẽ gi dự thảo Kết luận điều tra chính thức cho các bên liên quan để đóng góp ý kiến và trình bày quan điểm.

Kết luận chính thức của Cơ quan điều tra, ý kiến của các bên liên quan và ý kiến của Hội đồng xử lý vụ việc Chống bán phá giá, chống trợ cấp sẽ là căn cứ đ Bộ trưởng Bộ Công Thương ra Quyết định chính thức về vụ việc.

8. Thông tin liên hệ

Thông tin về Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong vụ việc này có thể truy cập tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương (http://www.moit.gov.vn) và Cục Quản lý cạnh tranh (http://www.vca.gov.vn hoặc http://www.qlct.gov.vn).

Mọi thông tin liên lạc và bình luận xin gửi về:

Phòng điều tra vụ kiện Phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước – Cục Quản lý cạnh tranh  Bộ Công Thương

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (+84 4) 222.05002 (Máy lẻ: 1039) hoặc (+84 4) 222.05018

điều tra viên phụ trách vụ việc:

Nguyn Thị Nguyệt Nga: ngantn@moit.gov.vn

Vũ Quỳnh Giao: giaovq@moit.gov.vn

 

PHỤ LỤC 1

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠM THỜI
(Kèm theo Quyết định số 3584/QĐ-BCT ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÓM TẮT KẾT LUẬN ĐIỀU TRA SƠ BỘ[1]

I. Ngành sản xuất trong nước

Ngày 18 tháng 3 năm 2016, Cơ quan điều tra đã gửi bản câu hỏi điều tra cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng hóa tương tự. Sau khi hết thời hạn nhận bản trả lời câu hỏi theo quy định, Cơ quan điều tra đã nhận được 07 bản trả lời của các nhà sản xuất trong nước, cụ thể gồm các doanh nghiệp sau:

Công ty cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam (“CSVC”)

Công ty cổ phần Tôn Đông Á (“Tôn Đông Á”)

Công ty TNHH Tôn Phương Nam (“Tôn Phương Nam”)

Công ty cổ phần Thép Nam Kim (“Thép Nam Kim”)

Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (“Hoa Sen”)

Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc (“Đại Thiên Lộc”)

Công ty TNHH công nghiệp Chính Đại (“Chính Đại”)

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh chống bán phá giá: “Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất trong nước hoặc đại diện của họ có khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa sản xuất chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự được sản xuất ở trong nước…”.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 90/2005/NĐ-CP: “Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa sản xuất chiếm từ 50% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự được sản xuất ở trong nước trở lên được coi là chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự được sản xuất ở trong nước”.

Trong vụ việc này, lượng hàng hóa tương tự của 07 nhà sản xuất trong nước có nộp Bản trả lời 84.19%, tỷ lệ này đáp ứng quy định về ngành sản xuất trong nước.

II. Nhập khẩu và tác động của hàng hóa nhập khẩu

1. Tổng lượng nhập khẩu và lượng nhập khẩu không đáng kể

Bảng 1: Lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam trong POI

Nước/vùng lãnh thổ

Lượng (tấn)

Tỷ lệ (%)

Hàn Quốc

41,487

4.57%

Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông)

824,364

90.91%

Các nước khác

40,963

4.52%

Tổng nhập khẩu vào Việt Nam

906,814

100

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Biểu đồ 1: Lượng nhập khẩu từ 02 nước bị điều tra

Đơn vị: Tấn

Theo số liệu nhập khẩu nêu trên, cả 02 nước/vùng lãnh thổ bị điều tra đều có lượng nhập khẩu vào Việt Nam lớn hơn 3% so với tổng lượng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào Việt Nam trong POI. Do đó, cả 02 nước/vùng lãnh thổ bị điều tra trong vụ việc này đều không thuộc đối tượng được chấm dứt điều tra theo quy định tại Điểm (a) Khoản 4 Điều 2 và Điểm (c) Khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh chống bán phá giá.

2. Phân tích về biến động tăng tuyệt đối của hàng hóa nhập khẩu

Bảng 2: Lượng và tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Tấn

%

Tấn

%

Tấn

%

Tấn

%

Hàn Quốc

2,378

6.91

26,809

11.29

40,189

12.36

41,487

4.58

Tốc độ tăng/giảm

1,027.26%

49.91%

3.23%

Trung Quốc

19,120

55.52

154,872

65.24

230,090

70.79

824,364

90.91

Tốc độ tăng/giảm

709.99%

48.57%

258.28%

NK từ 2 nước

21,498

62.43

181,680

76.53

270,279

83.15

865,851

95.48

Tốc độ tăng/giảm

745.09%

48.77%

220.35%

Các nước khác

12,938

37.57

55,716

23.47

54,757

16.85

40,964

4.52

Tốc độ tăng/giảm

330.64%

-1.72%

-25.19%

Tổng NK vào Việt Nam

34,436

100

237,396

100

325,036

100

906,814

100

Tốc độ tăng/giảm

589.37%

36.92%

178.99%

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng lượng nhập khẩu từ các nước bị điều tra trong POI là 865,851 tấn, tăng khoảng 220% so với cùng kỳ năm trước (270,279 tấn) và đạt mức nhập khẩu cao nhất trong vòng 04 năm trở lại đây.

Lượng nhập khẩu từ 02 nước bị điều tra đã tăng hơn 40 lần trong vòng 04 năm, từ 21,498 tấn trong POI-3 lên đến 865,851 tấn trong POI. Trong giai đoạn từ POI-3 đến POI, tỷ trọng nhập khẩu từ 02 nước bị điều tra cũng tăng từ 62% lên đến 95% tổng lượng nhập khẩu vào Việt Nam.

Dựa trên số liệu tổng hợp từ Tổng cục Hải quan và các phân tích trên đây, Cơ quan điều tra xác định có sự gia tăng một cách tuyệt đối về tổng lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ các nước bị điều tra vào Việt Nam trong POI.

3. Phân tích về biến động tăng tương đối của hàng hóa nhập khẩu

Bảng 3: Lượng nhập khẩu và tổng lượng hàng bán trong nước

Năm

Đơn vị

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Lượng nhập khẩu từ 02 nước bị điều tra

Tấn

21,498

181,680

270,279

865,851

Tốc độ tăng/giảm

%

745.09

48.77

220.35

Tổng lượng hàng bán trong nước[2]

Index 100

100.00

239.76

433.81

704.15

Tốc độ tăng/giảm

Index 100

100.00

57.91

44.59

Chênh lệch tốc độ tăng/giảm giữa nhập khẩu và tiêu thụ trong nước

Index 100

100.00

-5.31

26.11

Nguồn: Bản trả lời của ngành sản xuất trong nước và Tổng cục Hải quan

Biểu đồ 2: So sánh sự gia tăng của hàng nhập khẩu và hàng bán trong nước

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Bản trả lời của các nhà sản xuất trong nước

Nhìn vào bảng và biểu đồ trên có thể thấy trong POI, tốc độ gia tăng hàng nhập khẩu từ 02 nước bị điều tra đạt khoảng 220%, gấp 3 lần tốc độ gia tăng tổng lượng hàng bán trong nước (62%), qua đó cho thấy sức ép lên hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước.

Trong POI, tốc độ gia tăng hàng hóa nhập khẩu cao hơn 158% so với tốc độ gia tăng lượng hàng bán trong nước. Do đó, Cơ quan điều tra kết luận có sự gia tăng một cách tương đối của hàng hóa nhập khẩu so với lượng hàng bán nội địa trong POI.

4. Tác động về giá của hàng hóa nhập khẩu

Để phân tích tác động về giá của hàng hóa nhập khẩu, Cơ quan điều tra đã tính toán giá bán của hàng hóa nhập khẩu tại thị trường Việt Nam và giá bán của hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước ở cùng một cấp độ thương mại, cụ thể như sau:

Giá bán hàng hóa nhập khẩu được tính dựa trên đơn giá nhập khẩu bình quân (đã có thuế nhập khẩu) theo số liệu của Tổng cục Hải quan cộng với các chi phí nhập khẩu và lợi nhuận hợp lý do các nhà nhập khẩu cung cấp, bao gồm:

– Chi phí giao nhận;

– Chi phí lưu kho;

– Chi phí hải quan.

Bảng 4: Giá bình quân của hàng nhập khẩu

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Giá bán của hàng nhập khẩu

100.00

96.44

91.82

53.03

Tỷ giá bình quân

100.00

100.50

101.50

105.31

Chi phí nhập khẩu

100.00

51.34

56.24

33.29

Lợi nhuận bình quân

100.00

179.37

47.37

37.13

Giá nhập khẩu

100.00

94.01

90.55

54.20

Tăng/giảm

100.00

61.60

1088.08

Nguồn: Tổng cục Hải quan và bản trả lời của các doanh nghiệp nhập khẩu

Giá bán hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước là giá bán bình quân của ngành sản xuất trong nước.

Bảng 5: Giá bán của ngành sản xuất trong nước

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Doanh thu thuần của hàng hóa trong nước

100.00

107.74

145.54

160.80

Lượng bán hàng trong nước

100.00

126.43

180.59

225.97

Đơn giá trung bình

100.00

85.22

80.59

71.16

Nguồn: Bản trả lời của các doanh nghiệp sản xuất trong nước

4.1. Tác động ép giá (Price depression)

Bảng 6: Tác động ép giá

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Giá bán nhập khẩu

100.00

94.01

90.55

54.20

Tốc độ tăng/giảm

100.00

61.60

670.28

Giá bán trong nước

100.00

85.22

80.59

71.16

Tốc độ tăng/giảm

100.00

36.74

79.16

Nguồn: Cơ quan điều tra tổng hợp

Trong 3 năm trước POI, giá bán của hàng hoá nhập khẩu có xu hướng ổn định qua các năm. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân trong POI-2 và POI-1 thấp hơn so với giá hàng hóa tương tự trong nước. Tuy nhiên, trong POI, giá bán hàng nhập khẩu đột ngột giảm sâu, chỉ còn bằng hơn một nửa so với giá bán năm POI-3.

Trước xu hướng giảm mạnh của giá hàng hoá nhập khẩu trong POI, ngành sản xuất trong nước buộc phải giảm giá khoảng 30% so với POI-3. Điều này đã cho thấy tác động ép giá của hàng hoá nhập khẩu đối với giá bán hàng hoá trong nước.

Biểu đồ 3: So sánh giá bán của hàng hoá trong nước và hàng hoá nhập khẩu

Nguồn: TCHQ và bản trả lời của nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu

4.2. Tác động kìm giá

Bảng 7: So sánh chi phí sản xuất và giá bán của hàng hoá sản xuất trong nước

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Chi phí sản xuất

100.00

90.37

125.15

117.15

Tăng/giảm

100.00

-399.55

66.37

Giá bán trong nước

100.00

85.22

80.59

71.16

Tăng/giảm

100.00

36.71

79.15

Tỷ lệ giữa chi phí sản xuất/giá bán của hàng hoá trong nước

100.00

106.05

155.28

164.62

Mức chênh lệch giữa tốc độ tăng của chi phí và giá bán

100.00

852.35

103.05

Nguồn: Bản trả lời của các nhà sản xuất trong nước

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, trong 02 năm đầu tiên của giai đoạn Điều tra, chi phí của ngành sản xuất trong nước thấp hơn khoảng [20%-30%] so với giá bán. điều này cho thấy, với chi phí ổn định và mức giá như trên, ngành sản xuất trong nước vẫn đạt lợi nhuận để duy trì sản xuất.

Tuy nhiên, xu hướng này đã đột ngột thay đổi trong POI-1 và POI khi chi phí sản xuất luôn cao hơn giá bán trong nước, đặc biệt trong POI, chi phí sản xuất cao hơn khoảng [20%-30%] so với giá bán.

Trong POI, chi phí sản xuất giảm từ [5-15]%. Tuy nhiên, để cạnh tranh với hàng hóa trong nước, giá bán đã giảm gần gấp đôi. Do đó, Cơ quan điều tra xác định có hiện tượng kìm giá đối với hàng hoá sản xuất trong nước.

Biểu đồ 4: So sánh chi phí sản xuất và giá bán của hàng hoá trong nước

Nguồn: Bản trả lời của các nhà sản xuất trong nước

II. Các chỉ số đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước

1. Sản lượng và công suất của ngành sản xuất trong nước

1.1. Sản lượng của ngành sản xuất trong nước

Bảng 8. Sản lượng của ngành sản xuất trong nước

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Sản lượng của ngành sản xuất trong nước

100.00

149.16

216.11

309.68

Tốc độ tăng giảm

100.00

91.31

88.06

Lượng nhập khẩu từ hai nước bị điều tra

100.00

845.10

1,257.23

4,027.59

Tốc độ tăng giảm

100.00

6.55

29.57

Nguồn: Bản trả lời câu hỏi của ngành sản xuất trong nước

Biểu đồ 5: Tốc độ tăng sản lượng của ngành sản xuất trong nước và lượng hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra

Nguồn: Bản trả lời câu hỏi của các nhà sản xuất trong nước

Trong giai đoạn từ POI-3 đến POI, ngành sản xuất thép mạ trong nước có sự gia tăng về sản lượng. Năm POI-2, sản lượng của ngành tăng 49.16% so với năm POI-3. Năm POI-1, sản lượng của ngành tăng 44.89% so với POI-2. Trong POI, sản lượng của ngành tăng 43.29% so với năm POI-1.

Tuy nhiên tốc độ gia tăng sản lượng của ngành sản xuất trong nước không theo kịp mức gia tăng mạnh mẽ của hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra. Đặc biệt so với năm POI-1, tốc độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra là 220.35%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng sản lượng 43.29% của ngành sản xuất trong nước.

1.2. Công suất sử dụng của ngành sản xuất trong nước

Bảng 9. Công suất thiết kế và công suất sử dụng của ngành sản xuất trong nước

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Công suất thiết kế của ngành sản xuất trong nước

100.00

117.35

158.19

196.57

Tốc độ tăng giảm

100.00

200.58

69.74

Sản lượng của ngành sản xuất trong nước

100.00

149.16

216.11

309.68

Công suất sử dụng của ngành sản xuất trong nước

100.00

127.10

107.49

115.31

Nguồn: Bản trả lời câu hỏi của Ngành sản xuất trong nước

Trong giai đoạn từ POI-3 đến POI, tổng công suất thiết kế của ngành sản xuất trong nước tăng tương đối với mức tăng qua các năm tương ứng là 17.35%, 34.80% và 24.27%.

Công suất sử dụng của ngành có sự gia tăng qua các năm, lần lượt ở các mức 100, 127, 107 và 115 (chỉ số Index 100). Chỉ số này không cho thấy thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

2. Bán hàng trong nước của ngành sản xuất trong nước

Bảng 10. Lượng hàng bán trong nước

Đơn vị: Index

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Lượng bán hàng trong nước của ngành sản xuất trong nước

100.00

145.00

236.42

307.51

Tốc độ tăng giảm

100.00

140.09

66.82

Lượng nhập khẩu từ hai nước bị điều tra

100.00

845.10

1,257.23

4,027.59

Tốc độ tăng giảm

100.00

6.55

29.57

Nguồn: Bản trả lời câu hỏi của Ngành sản xuất trong nước

Biểu đồ 6: Tình hình bán hàng trong nước của ngành sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra

Nguồn: TCHQ, bản trả lời của ngành sản xuất trong nước và VSA

Tổng lượng bán hàng của ngành sản xuất trong nước từ POI-3 đến POI đạt lần lượt là 100, 145, 236 và 307 (chỉ số index 100).

Tuy nhiên, tốc độ gia tăng bán hàng của ngành sản xuất trong nước không theo kịp tốc độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu từ các nước bị điều tra. Trong giai đoạn POI-3 đến POI, tốc độ gia tăng bán hàng của ngành sản xuất trong nước lần lượt là 45.00%, 63.04% và 30.07%; thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 745.10%, 48.77% và 220.35% của hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra.

3. Tồn kho của ngành sản xuất trong nước

Bảng 11. Tồn kho của ngành sản xuất trong nước

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Tồn kho của ngành sản xuất trong nước

100.00

130.87

222.92

249.66

Nguồn: Bản trả lời của Ngành sản xuất trong nước

Trong các năm từ POI-3 đến POI, lượng hàng tồn kho của ngành sản xuất trong nước liên tục gia tăng. Đặc biệt, năm POI-1 đánh dấu thời kỳ tồn kho tăng mạnh mẽ (từ mức 130 trong POI-2 lên 223 trong POI-1). Năm POI, lượng tồn kho của ngành tiếp tục gia tăng, gần chạm mốc 249, gấp gần 2.5 lần lượng tồn kho của năm POI-3.

Biểu đồ 7: Lượng tồn kho của ngành sản xuất trong nước

Nguồn: Bản trả lời câu hỏi của Ngành sản xuất trong nước

4. Thị phần trong nước

Bảng 12. Thị phần thép mạ trong nước

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Thị phần của ngành sản xuất trong nước

100.00

60.48

54.50

43.67

Thị phần của các doanh nghiệp trong nước khác

0

100.00

203.16

136.54

Thị phần của hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra

100.00

352.47

289.81

571.96

Thị phần nhập khẩu từ các nước khác

100.00

179.61

97.56

44.96

Nguồn: TCHQ, bản trả lời câu hỏi của ngành sản xuất trong nước và VSA

Trong các năm từ POI-3 tới POI, tổng lượng hàng bán trong nước tăng gần 7 lần. Tuy nhiên qua từng năm, thị phần trong nước có sự thay đi đáng kể. Cụ thể, thị phần của ngành sản xuất trong nước giảm dần từ 100 (POI-3) xuống chỉ còn 43.67 (POI). Trong khi đó, thị phần của hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra tăng từ mức 100 (POI-3) lên tới mức 572 (POI). Đặc biệt, so với năm POI-1, thị phần của hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra trong POI tăng mạnh mẽ, trong khi thị phần của các thành phần còn lại đều giảm mạnh.

5. Doanh thu và lợi nhuận

Bảng 13: Doanh thu và lợi nhuận bán hàng trong nước của ngành sản xuất trong nước

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Doanh thu

100.00

107.74

145.54

160.80

Tỷ lệ thay đổi

7.74%

35.09%

10.49%

Lợi nhuận

100.00

90.18

-26.02

-254.83

Tỷ lệ thay đổi

-9.82%

-128.86%

-879.26%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ngành sản xuất trong nước

Trong giai đoạn từ POI-3 đến POI, doanh thu của ngành sản xuất trong nước đạt mức tăng trưởng tốt. Trong POI-1, doanh thu của ngành tăng 35% so với năm trước đó nhưng đến POI mức tăng chỉ còn hơn 10%.

Mặc dù lượng bán hàng của ngành sản xuất trong nước tăng hơn 30% trong POI nhưng doanh thu chỉ tăng tương ứng 10.49%, cho thấy doanh thu bị ảnh hưởng tiêu cực bởi giá bán giảm mạnh.

Biểu đồ 8: Doanh thu và lợi nhuận bán hàng trong nước

Nguồn: Số liệu của ngành sản xuất trong nước.

Ngược lại với xu hướng tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận của ngành có sự suy giảm rõ rệt, từ mức lãi 90.18 trong POI-2, ngành đã thua lỗ ở mức 26.02 trong POI-1 và tiếp tục thua lỗ ở mức 254 trong POI. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn điều tra.

6. Đầu tư

Bảng 14: Đầu tư của ngành sản xuất trong nước

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Đầu tư

100.00

194.69

1,109.26

775.14

Tỷ lệ thay đổi

100.00

496.08

-31.81

Nguồn: Bản trả lời câu hỏi của ngành sản xuất trong nước

Bảng 15: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Tài sản ròng

100.00

194.69

1,109.26

775.14

Lợi nhuận trước thuế

100.00

90.18

-26.02

-254.83

Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA)

(%)

66.45

30.78

-1.56

-21.84

Nguồn : Tổng hợp từ số liệu của các nhà sản xuất trong nước

Trong POI-1 và POI, đầu tư của ngành sản xuất trong nước đối với thép mạ đã tăng đột biến do kỳ vọng về nhu cầu thị trường đang tăng cao.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản liên tục giảm từ mức 66.45% xuống còn -21.84% trong 4 năm, cho thấy việc đầu tư không đạt được hiệu quả như ý.

Biểu đồ 9: Tỷ suất lợi nhuận/tài sản

Nguồn: Bản trả lời của ngành sản xuất trong nước

7. Nhân công

Lượng nhân công trong POI-2 giảm nhẹ so với POI-3 và tăng trong giai đoạn POI-1 và POI. Mức dao động về lượng nhân công trong giai đoạn này thấp hơn so mức tăng công suất. Cho thấy sự cắt giảm nhân công nhằm điết kiệm chi phí của ngành sản xuất trong nước.

Biểu đồ 10: Nhân công trực tiếp của ngành sản xuất trong nước

Nguồn: Bản trả lời của ngành sản xuất trong nước

Bảng 16: Lao động của ngành sản xuất trong nước

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Nhân công sản xuất trực tiếp sản phẩm tương tự của ngành

100.00

90.25

99.78

119.72

Chênh lệch so với POI-3

 

-100.00

-2.31

202.31

Chênh lệch so với năm trước

 

-100.00

108.24

205.08

Công suất

100.00

117.35

158.19

196.57

Chênh lệch so với POI-3

 

100.00

285.83

351.92

Lượng bán sản phẩm tương tự trong nước

100.00

145.00

236.42

307.51

Chênh lệch so với POI-3

 

100.00

303.12

461.08

Biểu đồ 11: Tỷ lệ tăng/giảm lượng nhân công so với sản lượng và công suất sản xuất hàng hóa tương tự trong nước

Nguồn: Số liệu của ngành sản xuất trong nước

Biểu đồ trên cho thấy trong POI-1, lương nhân công tăng 10.55% so với POI-2. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng này không theo kịp với mức tăng công suất (34.8%) và sản lượng (41.72%). Diễn biến này tiếp tục duy trì trong POI.

8. Đánh giá về thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước

Thông qua việc đánh giá các chỉ số thiệt hại như trên, Cơ quan điều tra kết luận như sau:

Nhập khẩu hàng hóa bị điều tra: tổng lượng nhập khẩu từ các nước bị điều tra trong POI là 865,851 tấn, tăng 220% so với cùng kỳ năm trước (270,279 tấn) và đạt mức nhập khẩu cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, Cơ quan điều tra cũng xác định có sự gia tăng tương đối của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam so với lượng hàng bán trong nước.

Tác động giá: qua phân tích tại Mục 4.2.3.1 và Mục 4.3.2.2 cho thấy có hiện tượng hàng hóa nhập khẩu ép giá và kìm giá đối với hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước, đặc biệt trong POI-1 và POI.

Về sản lượng: trong giai đoạn từ POI-3 đến POI, sản lượng của ngành sản xuất trong nước liên tục gia tăng. Tuy nhiên tốc độ gia tăng đang giảm dần và thấp hơn nhiều so với tốc độ gia tăng của lượng hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra.

Về công suất thiết kế và công suất sử dụng: các chỉ số về công suất thiết kế và công suất sử dụng đều tăng trong giai đoạn điều tra. Chỉ số này không cho thấy thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Về lượng hàng bán: lượng hàng bán trong nước tăng trong giai đoạn điều tra, tuy nhiên tốc độ gia tăng vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ gia tăng nhập khẩu từ hai nước bị điều tra.

Về tồn kho: lượng hàng hóa tồn kho liên tục gia tăng trong giai đoạn điều tra. Đặc biệt, trong POI, lượng tồn kho tăng gấp 2.5 lần so với lượng tồn kho trong POI-3.

Về thị phần: thị phần của ngành sản xuất trong nước giảm liên tục trong giai đoạn POI-3 đến POI, trong khi thị phần hàng nhập khẩu từ 2 nước bị điều tra gia tăng nhanh và liên tục. Riêng hàng nhập khẩu từ các nước khác lại giảm từ hơn 2 trong giai đoạn từ POI-3 đến POI.

Về doanh thu và lợi nhuận: về cơ bản, từ POI-3 đến POI, doanh thu của ngành sản xuất trong nước vẫn đạt mức tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành có sự suy giảm rõ rệt, đặc biệt trong POI-1 và POI ngành đã thua lỗ lớn.

Về đầu tư: trong giai đoạn POI-1 và POI, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bị âm, trái ngược với giai đoạn từ POI-3 đến POI-2.

Về lao động: lượng nhân công trong POI-1 và POI có sự gia tăng nhưng không đáng kể.

Tổng hợp lại các chỉ số trên, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh Chống bán phá giá và Khoản 2 Điều 24 Nghị định 90, Cơ quan điều tra kết luận có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

III. MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ

Căn cứ Điều 3 Hiệp định Chống bán phá giá và Điều 28 Nghị định 90, ngoài những yếu tố về hành vi bán phá giá và đánh giá thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra cũng xem xét các yếu tố khác để lý giải xem liệu các yếu tố đó có là nguyên nhân gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hay không.

1. Lượng nhập khẩu không bán phá giá

Bảng 17: Lượng nhập khẩu từ các nước khác

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Tấn

%

Tấn

%

Tấn

%

Tấn

%

Tổng nhập khẩu từ 02 nước bị điều tra

21,498

62.43

181,680

76.53

270,279

83.15

865,851

95.48

Các nước khác

12,938

37.57

55,716

23.47

54,757

16.85

40,964

4.52

Tổng

34,436

100

237,396

100

325,036

100

906,814

100

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong POI, tỷ trọng nhập khẩu từ các nguồn khác là 4.52%, tỷ trọng của 02 nước bị điều tra chiếm đến 95.48%. Bên cạnh đó, giai đoạn POI-3 cho đến nay, tổng nhập khẩu của các nước bị điều tra liên tục tăng mạnh trong khi đó lượng nhập khẩu từ các nguồn khác biến động với tỷ trọng giảm liên tục, từ 37.57% trong POI-3 xuống còn 4.52% trong POI. Do đó, lượng nhập khẩu từ các nước khác không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

2. Tiêu thụ trên thị trường nội địa

Tổng lượng tiêu thụ trên thị trường nội địa trong giai đoạn POI-3 đến POI liên tục gia tăng từ [********] tấn lên [********] tấn (xem biểu đồ 12). Điều này cho thấy thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước không phải xuất phát từ tổng lượng tiêu thụ thay đổi hay suy giảm.

Biểu đồ 12: Lượng tiêu thụ trên thị trường nội địa

Nguồn : Tổng hợp số liệu của các bên liên quan

3. Năng suất lao động

Bảng 18: Năng suất lao động của ngành sản xuất trong nước

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Sản lượng

100.00

149.16

216.12

309.68

Lao động trực tiếp

100.00

90.25

99.78

119.72

Năng suất lao động

100.00

165.26

216.60

258.68

Tốc độ tăng/giảm so với POI-3 (%)

65.26%

116.6%

158.68%

Nguồn : Số liệu của ngành sản xuất trong nước

Các chỉ số về năng suất lao động của ngành cho thấy năng suất lao động trong giai đoạn POI đã tăng gần 159% so với giai đoạn POI-3 và liên tục tăng đáng kể trong suốt giai đoạn POI-3 đến POI. Như vậy có thể thấy yếu tố năng suất lao động không phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

4. Sự phát triển về công nghệ

Hiện nay, các công nghệ và dây chuyền sản xuất của ngành sản xuất trong nước đều có khả năng đáp ứng hầu hết các yêu cầu về sản phẩm. Hầu như không có sự khác biệt đáng kể giữa công nghệ của ngành sản xuất từ các nước bị điều tra và ngành sản xuất trong nước.

5. Hành vi hạn chế thương mại đối với các nhà sản xuất trong nước

Trong giai đoạn POI-3 đến POI, Cơ quan điều tra xác định không có hành vi hạn chế thương mại nào đối với các nhà sản xuất trong nước cũng như không có hành vi cạnh tranh trái pháp luật giữa các nhà sản xuất trong nước dẫn đến thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.

6. Xuất khẩu của ngành sản xuất trong nước

Bảng 19: Lượng và doanh thu xuất khẩu của ngành sản xuất trong nước

Đơn vị: Index 100

 

POI-3

POI-2

POI-1

POI

Lượng xuất khẩu

100.00

158.74

218.29

282.55

Tốc độ tăng/ giảm

58.74%

37.51%

29.43%

Doanh thu xuất khẩu

100.00

170.23

219.71

263.31

Tốc độ tăng/ giảm (%)

70.23%

29.07%

19.84%

Nguồn : Bản trả lời của ngành sản xuất trong nước

Trong giai đoạn điều tra, lượng xuất khẩu của ngành sản xuất trong nước tăng 29.43% so với cùng kỳ trước. Bên cạnh đó, doanh thu xuất khẩu trong POI cũng tăng tương ứng 20% so với năm POI-1. Do đó, xuất khẩu không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

7. Đánh giá về mối quan hệ nhân quả

Cân nhắc các yếu tố khác có thể gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra nhận thấy :

(i) không có xu hướng gia tăng nhập khẩu từ các nước không bị điều tra,

(ii) lượng tiêu thụ nội địa tăng trong POI,

(iii) Năng suất lao động gia tăng trong giai đoạn điều tra,

(iv) công nghệ sản xuất không có sự khác biệt đáng kể giữa ngành sản xuất nội địa và nước ngoài,

(iv) không có hạn chế về thương mại giữa hàng hóa bị điều tra trong nước và nhập khẩu, và

(v) tình hình xuất khẩu của ngành sản xuất trong nước tăng trưởng trong giai đoạn điều tra.

Do đó, Cơ quan điều tra cho rằng không có cơ sở để xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước là do các yếu tố ngoài hàng hóa nhập khẩu bị điều tra. Cơ quan điều tra kết luận rằng có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá từ 02 nước thuộc phạm vi điều tra và thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.



[1] Định dạng số học sử dụng trong Phụ lục này tuân theo tiêu chuẩn quốc tế.

[2] Lượng hàng bán trong nước = lượng bán hàng trong nước + lượng nhập khẩu vào Việt Nam

Bộ Công Thương - ĐIỀU TRA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM BỘT NGỌT CÓ XUẤT XỨ TỪ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀ CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A

Hiệu lực

21/10/2019

BỘ CÔNG THƯƠNG - KẾT QUẢ RÀ SOÁT CUỐI KỲ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CÁN NGUỘI CÓ XUẤT XỨ TỪ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA, CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A, MA-LAY-XI-A VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐÀI LOAN

Hiệu lực 26/10/2019

Bộ Công Thương - ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM THÉP HỢP KIM HOẶC KHÔNG HỢP KIM ĐƯỢC CÁN PHẲNG, ĐƯỢC SƠN CÓ XUẤT XỨ TỪ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀ NƯỚC ĐẠI HÀN DÂN QUỐC

Hiệu lực

TOP
error: Content is protected !!