FORGOT YOUR DETAILS?

CREATE ACCOUNT

HIỆP ĐỊNH KHUNG

VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN ASEAN – TRUNG QUỐC
(đã được sửa đổi theo NGHỊ ĐỊNH THƯ ngày 5 tháng 10 năm 2003 tại Bali, Indonesia – phần chữ viết nghiêng)

LỜI MỞ ĐẦU

Chúng tôi, đứng đầu chính phủ các nước Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, là các nước thành viên của Hiệp Hội Đông Nam á (gọi chung là ASEAN, hoặc các nước thành viên ASEAN, hoặc một nước gọi là nước thành viên ASEAN), và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc)

Chiểu theo quyết định của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ngày 6/11/2001 tại Brunei liên quan đến một hiệp định khung về hợp tác kinh tế và để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc trong vòng 10 năm với những đối xử đặc biệt và khác biệt và linh hoạt đối với các nước thành viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (dưới đây gọi tắt là các nước thành viên mới ASEAN), và điều khoản về một chương trình thu hoạch sớm theo đó những danh mục các sản phẩm và dịch vụ sẽ được xác định dựa trên cơ sở tham vấn lẫn nhau

Mong muốn thông qua một Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện (dưới đây gọi chung Hiệp định này) giữa ASEAN và Trung Quốc (gọi chung là các Bên, hoặc gọi một Bên có nghĩa là chỉ Trung Quốc hoặc một nước thành viên ASEAN) nhằm hướng tới tăng cường các quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn trong thế kỷ 21.

Mong muốn giảm thiểu các rào cản thương mại và làm sâu sắc hơn mối liên kết kinh tế giữa các Bên, giảm chi phí, tăng thương mại và đầu tư nội vùng, tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra một thị trường rộng hơn với các cơ hội lớn hơn, và tối ưu hoá hiệu quả kinh tế theo qui mô cho thương mại giữa các Bên, mở rộng tính hấp dẫn của các Bên để thu hút vốn và nhân tài.

Tin tưởng rằng việc thiết lập một khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc sẽ tạo ra một đối tác chặt chẽ giữa các Bên, tạo ra cơ chế quan trọng về tăng cường hợp tác và góp phần vào sự ổn định kinh tế ở Đông á.

Nhận thức được vai trò quan trọng và đóng góp của khu vực kinh doanh trong việc mở rộng thương mại và đầu tư giữa Các Bên, nhu cầu xúc tiến và tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động hợp tác và tận dụng những cơ hội thương mại lớn hơn có được từ khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc

Nhận thức được các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau giữa các nước thành viên ASEAN và sự cần thiết phải có linh hoạt, đặc biệt là sự cần thiết về tạo thuận lợi tham gia tích cực của các nước thành viên mới ASEAN trong quan hệ kinh tế ASEAN – Trung quốc, và sự mở rộng xuất khẩu của họ, bao gồm cả việc thông qua củng cố năng lực sản xuất trong nước, hiệu quả và cạnh tranh.

Tái khẳng định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các thoả thuận song phương, đa phương và thoả thuận khu vực.

Nhận ra vai trò điển hình của các thoả thuận thương mại khu vực có thể đóng góp theo hướng đẩy nhanh quá trình tự do hoá toàn cầu và khu vực như các khối kinh tế trong Hệ thống thương mại đa phương.

ĐÃ THOẢ THUẬN NHƯ SAU:

ĐIỀU 1. CÁC MỤC TIÊU

Các mục tiêu của Hiệp định này là:

(a) Tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc

(b)Tích cực tự do và xúc tiến thương mại hàng hoá và dịch vụ, cũng như cơ chế đầu tư thông thoáng và rõ ràng

(c) Khai thác các lĩnh vực mới và thết thập các biện pháp thích hợp cho hợp tác kinh tế chắt chẽ hơn giữa các Bên, và

(d) Tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành viên mới của ASEAN và tạo nhịp cầu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các Bên.

ĐIỀU 2. CÁC BIỆN PHÁP HỢP TÁC KINH TẾ

Các Bên đồng ý sẽ đàm phán tích cực nhằm thiết lập Khu Vực Mậu Dịch Tự Do (KVMDTD) ASEAN – Trung Quốc trong phạm vi 10 năm, và để tăng cường và mở rộng hợp tác thông qua:

(a) Tích cực loại bỏ thuế và hàng rào phi thuế đối với hầu hết thương mại hàng hoá.

(b) Tiến tới tự do hoá thương mại dịch vụ về cơ bản tất cả các lĩnh vực.

(c) Thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh và cởi mở để tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư trong khuôn khổ FTA.

(d) Áp dụng các ứng xử đặt biệt, khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mới của ASEAN

(e) áp dụng linh hoạt cho các Bên trong đàm phán FTA đối với các khu vực nhạy cảm của lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Sự linh hoạt này sẽ được đàm phán và cùng thống nhất thoả thuận dựa trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi.

(f) Thiết lập các biện pháp tạo thuận lợi đầu tư và thương mại có hiệu quả, gồm không hạn chế việc đơn giản hoá thủ tục hải quan và các thoả thuận công nhận lẫn nhau

(g) Mở rộng hợp tác kinh tế ra các lĩnh vực khác có thể đồng thuận được của cả hai bên ASEAN và Trung Quốc, mà sẽ bổ sung vào việc làm sâu sắc thêm liên kết đầu tư và thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc, hình thành lên các chương trình hành động để thực hiện các lĩnh vực hợp tác.

(h) Thiết lập các cơ chế thích hợp nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả Hiệp định này.

Phần I

ĐIỀU 3. THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ

1. Bên cạnh Chương trình thu hoạch sớm (EH) theo điều khoản 6 của Hiệp định này, và với quan điểm thúc đẩy mở rộng thương mại hàng hoá, các Bên đồng ý sẽ tiến hành đàm phán loại bỏ thuế quan và rỡ bỏ các qui định khác hạn chế thương mại đối với hầu hết các thương mại hàng hoá giữa các Bên (ngoại trừ các mặt hàng cần thiết phù hợp với qui định của điều 24 (8)(b) của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan của WTO)

2. Cho mục đích của Điều khoản này, các định nghĩa dưới đây được hiểu như sau trừ khi có những yêu cầu khác

(a) ASEAN 6 gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan

(b) “Thuế suất MFN áp dụng” gồm thuế trong quota, và sẽ

(i) đối với các nước thành viên ASEAN (là thành viên của WTO ở thời điểm 1/7/2003) và Trung Quốc tham chiếu đến thuế suất có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 1/7/2003, và

(ii) đối với trường hợp các nước thành viên ASEAN (chưa phải là thành viên của WTO ở thời điểm ngày 1/7/2003) là thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng đối với Trung quốc kể từ ngày 1/7/2003

(c) Các biện pháp phi thuế (NTMs) hàm ý gồm cả các rào cản phi thuế (NTBs)

3. Chương trình giảm thuế hoặc loại bỏ thuế của các Bên sẽ buộc phải thực hiện đối với các mặt hàng được liệt kê theo danh mục phù hợp với điều khoản này và các mặt hàng có thể áp dụng được.

4. Các mặt hàng thuộc chương trình cắt giảm thuế và loại bỏ thuế quan theo điều khoản này sẽ bao gồm các mặt hàng không tham gia Chương trình thu hoạch sớm theo Điều khoản 6 của Hiệp đinh này, và sẽ được phân chia theo 2 danh mục như sau:

(a) Danh mục mặt hàng thông thường (viết tắt là NT): Những mặt hàng được liệt kê trong NT của một Bên phù hợp với thoả thuận của chính bên đó sẽ:

(i) có thuế suất MFN áp dụng tương ứng bị cắt giảm dần hoặc loại bỏ phù hợp với lịch trình và mức thuế suất (sẽ được các Bên cùng thoả thuận) trong suốt thời gian từ 1/1/2005 đến 2010 đối với ASEAN6 và Trung Quốc; và trong trường hợp của các thành viên mới của ASEAN sẽ là giai đoạn từ 1/1/2005 đến 2015 với ngưỡng thuế suất khởi điểm cao hơn và bước cắt giảm khác, và

(ii) Đối với những dòng thuế đã được cắt giảm nhưng chưa cắt giảm xuống 0% theo đoạn 4(a)(i) ở trên, thuế suất của những mặt hàng này sẽ được loại bỏ tích cực trong phạm vi thời gian do các Bên thoả thuận.

(b) Danh mục mặt hàng nhạy cảm (viết tắt là SEL): Những mặt hàng được liệt kê trong SEL của một Bên phù hợp với thoả thuận của chính Bên đó sẽ:

(i) có thuế suất MFN áp dụng tương ứng bị cắt giảm phù hợp với thuế suất cuối cùng và ngày cuối cùng hoàn thành cắt giảm được các Bên thoả thuận

(ii) Nếu có thể áp dụng được, tiến tới loại bỏ thuế trong phạm vi thời gian được các Bên thoả thuận

5. Số lượng các mặt hàng trong danh mục SEL sẽ được giới hạn theo một mức trần tối đa do các Bên thoả thuận.

6. Các cam kết đạt được giữa các Bên trong điều khoản này và điều khoản 6 của Hiệp định khung này sẽ đáp ứng các yêu cầu của WTO về loại bỏ thuế về cơ bản tất cả các thương mại giữa Các Bên

7. Các mức thuế suất cụ thể mà sẽ được thoả thuận giữa các Bên phù hợp theo điều khoản này sẽ đặt ra mức giới hạn của các mức thuế hoặc phạm vi thuế suất có thể áp dụng trong một năm cụ thể của các Bên khi thực hiện và sẽ không hạn chế bất kỳ bên nào trong việc đẩy nhanh việc cắt giảm hoặc loại bỏ thuế nêu như Bên đó mong muốn.

8. Các vòng đàm phán giữa các Bên về thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung quốc (dưới đây viết tắt là FTA) về thương mại hàng hoá sẽ bao gồm nhưng không hạn chế các vấn đề sau:

(a) Các qui tắc chi tiết điều chỉnh chương trình giảm thuế hoặc loại bỏ thuế quan đối với danh mục mặt hàng thông thường và danh mục mặt hàng nhạy cảm, cũng như các vấn đề khác có liên quan mà chưa được đề cập đến ở các phần trên trong điều khoản này;

(b) Qui tắc xuất xứ hàng hoá;

(c) Xử lý thuế suất ngoài hạn ngạch;

(d) Điều chỉnh cam kết của một Bên theo Hiệp định này về thương mại hàng hoá dựa trên Điều khoản XXVIII của GATT;

(e) Các biện pháp phi quan thuế áp dụng đối với bất kỳ hàng hoá nào trong Điều khoản này và Điều khoản 6 của Hiệp định này, bao gồm nhưng không hạn chế các hạn chế định lượng hoặc nghiêm cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu của bất kỳ hàng hoá nào, cũng như các biện pháp kiểm dịch vệ sinh thực phẩm phi lý, và các rào cản kỹ thuật khác đối với thương mại;

(f) Các biện pháp tự vệ dựa trên những nguyên tắc của GATT, bao gồm nhưng không hạn chế các nhân tố như sau: Minh bạch hoá, phạm vi, các tiêu chuẩn mục tiêu hành động, gồm khái niệm về tổn thương nghiêm trọng hoặc mối đe doạ tiềm tàng, tính chất tạm thời;

(g) Các nguyên tắc về trợ cấp và các biện pháp đối kháng và các biện pháp chống phá giá dựa trên những nguyên tắc hiện hành của GATT, và

(h) Tạo thuận lợi và xúc tiến có hiệu quả và bảo vệ đầy đủ các khía cạnh thương mại có liên quan đến bản quyền tác giả dựa trên những nguyên tắc hiện hành và thích hợp của WTO, WIPO, và các nguyên tắc khác.

ĐIỀU 4. THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

Với quan điểm tăng cường mở rộng thương mại dịch vụ, các Bên đồng ý sẽ tiến hành đàm phán để tự do hoá tích cực thương mại dịch vụ về cơ bản hầu hết các lĩnh vực. Các vòng đàm phán sẽ được bàn trực tiếp tới các vấn đề:

(a) Cơ bản loại bỏ tích cực các đối xử phân biệt giữa các Bên, và nghiêm cấm tạo ra các biện pháp phân biệt đối xử mới liên quan đến thương mại dịch vụ giữa các Bên, ngoại trừ các biện pháp được phép theo Điều khoản V(1)(b) của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO;

(b) Phát triển theo chiều sâu và mở rộng phạm vi tự do hoá thương mại dịch vụ theo hướng các nước ASEAN và Trung Quốc cam kết trong khuôn khổ GATS.

(c) Hợp tác dịch vụ được mở rộng giữa các Bên nhằm cải thiện tính hiệu quả và sự cạnh tranh, cũng như làm phong phú nguồn cung cấp và phân phối dịch vụ của các Bên.

ĐIỀU 5. ĐẦU TƯ

Để thúc đẩy đầu tư và thiết lập một cơ chế đầu tư canh tranh, tự do, thuận lợi và minh bạch, các Bên đồng ý:

(a) tiến hành đàm phán nhằm tự do hoá tích cực cơ chế đầu tư;

(b) tăng cường hợp tác về đầu tư, tạo thuận lợi cho đầu tư, và cải thiện tính minh bạch của các qui định và quy chế đầu tư; và

(c) đưa ra cơ chế bảo hộ đầu tư.

ĐIỀU 6. THU HOẠCH SỚM[[1]]

1. Với mục tiêu đẩy nhanh thực hiện Hiệp định này, các Bên đồng ý thực hiện một Chương trình Thu hoạch sớm (là một phần nội tại của ASEAN – Trung Quốc FTA) đối với các sản phẩm được qui định theo phần 3(a) dưới đây. Chương trình Thu hoạch sớm này (dưới đây viết tắt là EH) sẽ bắt đầu và kết thúc phù hợp với khung thời gian được qui định trong Điều khoản này.

2. Cho mục đích của Điều khoản này, các định nghĩa sau đây được hiểu như sau, trừ khi có những yêu cầu khác

(a) ASEAN 6 gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan.

(b) “Thuế suất MFN áp dụng” gồm thuế trong hạn ngạch (Quota), và sẽ

(i) đối với các nước thành viên ASEAN (là thành viên của WTO ở thời điểm 1/7/2003) và Trung Quốc tham chiếu đến thuế suất có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 1/7/2003, và

(ii) đối với trường hợp các nước thành viên ASEAN (chưa phải là thành viên của WTO ở thời điểm ngày 1/7/2003) là thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng đối với Trung quốc kể từ ngày 1/7/2003

3. Phạm vi sảm phẩm, cắt giảm và loại bỏ thuế, khung thời gian thực hiện, nguyên tắc xuất xứ, bồi thường thương mại và các biện pháp khẩn cấp mà có thể được áp dụng đối với Chương trình thu hoạch sớm như sau:

(a) Phạm vi mặt hàng

(i) Tất cả các mặt hàng thuộc các Chương hàng hoá dưới đây ở cấp độ 8/9 số (mã HS) sẽ được thực hiện trong Chương trình thu hoạch sớm, trừ những mặt hàng được một Bên liệt kê theo phụ lục số 1 đính kèm Hiệp định khung này và trong trường hợp như vậy những mặt này sẽ không nằm trong Chương trình Thu hoạch sớm đối với Bên đó:

Chương

Mô tả

01

Động vật sống

02

Thịt và các bộ phận nội tạng

03

04

Sữa và các sản phẩm từ sữa

05

Các sản phẩm từ động vật khác chưa được chi tiết

06

Cây sống

07

Rau ăn

08

Quả ăn và các loại hạt

(ii) Một Bên có thể điều chỉnh một hoặc nhiều mặt hàng ở danh mục loại trừ vào thực hiện Chương trình Thu hoạch sớm ở bất kỳ thời gian nào.

(iii) Các mặt hàng cụ thể được liệt kê theo phụ lục số 2 của Hiệp định khung này sẽ tham gia vào EH và các ưu đãi thuế sẽ được áp dụng cho những Bên được chỉ ra trong phụ lục số 2. Những Bên này phải mở rộng ưu đãi thuế các dòng thuế của những mặt hàng này cho phía Bên khác;

(iv) Đối với các bên không thể hoàn thành danh mục các mặt hàng tương thích trong Phụ lục 1 hoặc Phụ lục 2, các danh mục này có thể được xây dựng theo sự đồng ý lẫn nhau phù hợp với khung thời gian thực hiện quy định trong Phụ lục 3 của Hiệp định này.

(b) Cắt giảm và loại bỏ thuế

(i) Tất cả các mặt hàng nằm trong Chương trình Thu hoach sớm sẽ được chia thành 3 nhóm mặt hàng cắt giảm và xoá bỏ thuế như đã quy định và sẽ được thực hiện phù hợp với khung thời gian được quy định trong Phụ lục 3 của Hiệp định này. Đoạn này sẽ không ngăn cản bất kỳ một bên nào đẩy nhanh việc cắt giảm và/hoặc xoá bỏ thuế nếu bên đó muốn, theo các điều kiện và điều khoản được quy định sau:

(1) Một bên có thể đẩy nhanh việc cắt giảm và/hoặc xoá bỏ thuế của mình theo Điều này trên cơ sở đơn phương;

(2) Một hoặc nhiều nước thành viên ASEAN có thể cùng tiến hành đàm phán và tham gia vào một thoả thuận đẩy nhanh song phương hoặc nhiều bên với Trung Quốc nhằm đẩy nhanh việc cắt giảm và/hoặc xoá bỏ thuế theo Điều này;

(3) Trước khi tiến hành đàm phán bất kỳ thoả thuận nào theo đoạn 2 của Điều 6(3)(b)(i) của Hiệp định này, tất cả các bên quyết định tiến hành các cuộc đàm phán như vậy sẽ đưa ra một thông báo bằng văn bản chung cho các nước thành viên ASEAN khác ít nhất một tháng trước khi tiến hành các cuộc đàm phán như vậy, để bất kỳ một hoặc nhiều nước thành viên ASEAN nào đều có thể tham gia vào các cuộc đàm phán đó nếu muốn. Bất kỳ một nước thành viên ASEAN nào có ý định tham gia vào các đàm phán như vậy sẽ thông báo ý định của mình bằng văn bản cho các thành viên ban đầu đang muốn tham gia vào các cuộc đàm phán như vậy, và sẽ gửi các bản sao của thông báo này tới các nước thành viên ASEAN khác thông qua Ban Thư ký ASEAN;

(4) Bất kỳ nước thành viên ASEAN riêng lẻ nào đều được phép tham gia vào thoả thuận đó theo đoạn 2 của Điều 6(3)(b)(i) của Hiệp định này, với điều kiện là nước đó phải thực hiện đầy đủ toàn bộ các cam kết trong thoả thuận đó về danh mục các mặt hàng, lịch trình cắt giảm thuế, và khung thời gian thực hiện, như được quy định trong thoả thuận. Ưu đãi đối xử đặc biệt và khác biệt và sự linh hoạt đối với khung thời gian thực hiện sẽ được dành cho các nước thành viên ASEAN mới;

(5) Trong việc thực hiện cắt giảm và/hoặc xoá bỏ thuế theo bất kỳ thoả thuận nào hoàn thành theo đoạn 2 của Điều 6(3)(b)(i) của Hiệp định này, quy tắc xuất xứ quy định trong Phụ lục 5 của Hiệp định này sẽ được áp dụng;

(6) Bất kỳ một thoả thuận nào hoàn thành theo đoạn 2 của Điều 6(3)(b)(i) của Hiệp định này sẽ được thông báo tới các thành viên còn lại thông qua Ban Thư ký ASEAN, cơ quan sẽ chịu trách nhiệm đưa thoả thuận này vào thành phụ lục của Hiệp định về mặt thủ tục hành chính mà không cần bất kỳ một Nghị định thư nào để sửa đổi Hiệp định này. Ban thư ký ASEAN sẽ chuyển tới tất cả các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc một bản sao của thoả thuận đó với trình tự sắp xếp phụ lục một cách hợp lý;

(7) Bất kỳ nước thành viên ASEAN nào có ý định tham gia vào thoả thuận đó hoàn thành theo đoạn 2 của Điều 6(3)(b)(i) của Hiệp định này sẽ thông báo ý định của mình bằng văn bản cho các bên đã tham gia thoả thuận trước đó và sẽ gửi bản sao thông báo đó đến các nước thành viên ASEAN khác thông qua Ban Thư ký ASEAN; và

(8) Bất kỳ thoả thuận đẩy nhanh nào theo các điều khoản và điều kiện quy định trong Điều 6(3)(b)(i) của Hiệp định này, kể cả bất kỳ thoả thuận đẩy nhanh nào được hoàn thành trước khi Hiệp định này có hiệu lực, sẽ là một phần không tách rời của Hiệp định này.

(ii) Tất cả các mặt hàng có thuế MFN bằng 0% sẽ phải duy trì 0%

(iii) Các mặt hàng đã cắt giảm xuống 0% sẽ phải duy trì ở mức 0%

(iv) Một Bên sẽ được hưởng ưu đãi thuế của tất cả các Bên khác đối với một sản phẩm thuộc phần 3(a)(i) nêu trên cứ miễn là sản phẩm tương tự của bên đó duy trì trong Chương trình Thu hoạch sớm theo phần 3(a)(i) nêu trên.

(c) Quy tắc xuất xứ

(i) Quy tắc xuất xứ được quy định trong Phụ lục 5 của Hiệp định này.

(ii) Nội dung của Quy tắc xuất xứ sẽ được áp dụng đối với các mặt hàng thuộc Chương trình Thu hoạch sớm.

(iii) Đàm phán đối với quy tắc mặt hàng cụ thể được quy định trong Danh mục B của Quy tắc xuất xứ sẽ được bắt đầu từ tháng 1/2004.

(d) Ứng dụng các qui định của WTO

Các qui định của WTO điều chỉnh các hoạt động tự vệ, các biện pháp khẩn cấp và các bồi thường thương mại khác, bao gồm cả chống phá giá, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, sẽ được áp dụng tạm thời đối với các mặt hàng thuộc Chương trình Thu hoạch sớm và sẽ được loại bỏ và thay thế bằng các qui định mới được đàm phán và thống nhất giữa các Bên theo Điều khoản 3(8) của Hiệp định khung này ngay sau khi những qui định này được thực hiện.

4. Bên cạnh Chương trình Thu hoạch sớm đối với thương mại hàng hoá được qui định ở các phần trên của Điều khoản này, các Bên sẽ xem xét tính khả thi của Chương trình Thu hoạch sớm đối với thương mại dịch vụ vào đầu năm 2003

5. Với quan điểm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các Bên, các hoạt động chương trình dự án được qui định trong phụ lục số 4 kèm theo Hiệp định khung này sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở đẩy nhanh tuỳ theo trường hợp có thể được.

PHẦN 2

ĐIỀU 7. CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC KINH TẾ KHÁC

1. ASEAN và Trung Quốc đồng ý sẽ hợp tác trong 5 lĩnh vực ưu tiên sau:

(a) Nông nghiệp

(b) Công nghệ thông tin và viễn thông

(c) Phát triển nguồn nhân lực

(d) Đầu tư, và

(e) Phát triển vùng lòng chảo sông Mekông

2. Hợp tác sẽ được mở rộng cho các lĩnh vực khác, bao gồm nhưng không hạn chế các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, du lịch, hợp tác công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hộ quyền tác giả, doanh nghiệp vừa và nhỏ, môi trường, sinh vật học, các sản phẩn lâm sản và thuỷ sản, khai thác mỏ, năng lượng và phát triển tiểu vùng.

3. Các biện pháp tăng cường hợp tác sẽ bao gồm, nhưng không hạn chế:

(a) xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại hàng hoá, dịch vụ, và đầu tư, như:

(i) chuẩn mực và hài hoà tiêu chuẩn đánh giá

(ii) các rào cản kỹ thuật đối với thương mại/biện pháp phi thuế

(iii) Hợp tác Hải quan

(b) tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ

(c) thúc đẩy thương mại điện tử

(d) xây dựng năng lực

(e) chuyển giao công nghệ

4. Các Bên đồng ý sẽ thực hiện các chương trình nâng cao năng lực và trợ giúp kỹ thuật, đặc biệt đối với các thành viên mới của ASEAN, nhằm điều chỉnh cơ cấu kinh tế và mở rộng thương mại và đầu tư với Trung Quốc

PHẦN 3

ĐIỀU 8. KHUNG THỜI GIAN

1. Đối với thương mại hàng hoá, đàm phán về thoả thuận cắt giảm thuế và loại bỏ thuế và các vấn đề khác như qui định của Điều 3 của Hiệp định khung này sẽ bắt đầu thực hiện vào đầu năm 2003 và sẽ kết thúc vào 30/06/2004 nhằm thiết lập ASEAN – Trung Quốc FTA về thương mại hàng hoá vào năm 2010 đối với Brunei, Trung quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, và vào năm 2015 đối với các nước thành viên mới của ASEAN.

2. Các đàm phán về Quy tắc xuất xứ đối với thương mại hàng hóa theo Điều 3 của Hiệp định này sẽ hoàn thành không muộn hơn tháng 12/2003.

3. Đối với thương mại dịch vụ và đầu tư, các đàm phán về các thỏa thuận tương ứng sẽ bắt đầu vào năm 2003 và sẽ thúc đẩy kết thúc nhanh nhất có thể được để thực hiện phù hợp với khung thời gian do các Bên đồng thuận trong đó: (a) xem xét các lĩnh vực nhạy cảm của các Bên; và (b) dành đối xử đặc biệt và khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mới của ASEAN

3. Đối với các lĩnh vực hợp tác khác theo phần 2 của Hiệp định này, các Bên sẽ tiếp tục xây dựng theo hướng các chương trình được thoả thuận và đang được thực hiện theo Điều 7 của Hiệp định khung này, phát triển các chương trình mới về hợp tác kinh tế và hoàn thành các thoả thuận về các linh vực hợp tác kinh tế khác nhau. Các Bên sẽ thực hiện rất tích cực theo một cách thức và bước đi có thể chấp thuận được của tất cả các Bên có liên quan. Những thoả thuận này sẽ xác định khung thời gian để thực hiện các cam kết.

ĐIỀU 9. ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC

Trung quốc chấp thuận dành đối xử tối huệ quốc phù hợp với những nguyên tắc và các quy định của WTO cho tất cả các nước thành viên của ASEAN chưa phải là thành viên của WTO ngay sau khi ký kết Hiệp định khung này

ĐIỀU 10. CÁC NGOẠI LỆ CHUNG

Tuỳ theo yêu cầu rằng những biện pháp như vậy không được áp dụng theo tính cách tạo ra phương tiện đối sử tuỳ tiện hoặc không công bằng giữa các Bên có hoàn cảnh tương tự, hoặc tạo ra một hạn chế trá hình trong thương mại trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, không có bất kỳ nội dung nào trong Hiệp định khung này ngăn cản các nước thành viên của ASEAN hoặc Trung Quốc áp dụng và thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia của mình, hoặc bảo vệ các sản phẩm nghệ thuật, các giá trị khảo cổ và lịch sử học, hoặc các biện pháp mà họ cho là cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ con người, động vật hoặc sinh vật sống và sức khoẻ.

ĐIỀU 11. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

1. Trong phạm vi một năm kể từ ngày Hiệp định khung này có hiệu lực thi hành, ASEAN và Trung quốc sẽ thiết lập trình tự và cơ chế giải quyết tranh chấp chính thức phù hợp với các mục đích của Hiệp định này.

2. Trong khi chờ việc thiết lập trình tự và cơ chế giải quyết tranh chấp chính thức theo đoạn 1 nêu trên, các tranh chấp liên quan đến việc hiểu, thực hiện hoặc áp dụng Hiệp định khung này sẽ được hoà giải thông qua tham vấn hoặc trung gian

ĐIỀU 12. CÁC THU XẾP VỀ TỔ CHỨC CHO ĐÀM PHÁN

1. Uỷ ban Đàm phán Thương mại ASEAN – Trung Quốc (ASEAN- Trung Quốc TNC) đã được thành lập sẽ tiếp tục thực hiện chương trình đàm phán ghi trong Hiệp định này.

2. Các Bên có thể thiết lập các tổ chức khác nếu như cần thiết để phối hợp và thực hiện các hoạt động hợp tác kinh tế theo cam kết của Hiệp định khung này.

3. ASEAN- Trung Quốc TNC và các tổ chức khác như đề cập ở phần trên sẽ báo cáo định kỳ cho các Bộ Trưởng kinh tế ASEAN và Bộ Trưởng Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc thông qua các Hội nghị của các quan chức kinh tế cấp cao ASEAN – Trung quốc (SEOM-MOFTEC) về những tiến triển và kết quả của đàm phán

4. Ban Thư ký ASEAN và MOFTEC sẽ cùng cung cấp thư ký cần thiết cho ASEAN – Trung Quốc TNC bất cứ khi nào và ở đâu khi đàm phán được tổ chức.

ĐIỀU 12A. CÁC THỎA THUẬN NẰM NGOÀI HIẸP ĐỊNH KHUNG

Không có bất kỳ quy định nào trong Hiệp định khung ngăn cản hoặc cấm bất kỳ một nước thành viên ASEAN nào tham gia vào các thoả thuận song phương hoặc nhiều bên với Trung Quốc và/hoặc các nước thành viên ASEAN khác liên quan đến thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, và/hoặc các lĩnh vực khác của hợp tác kinh tế ngoài phạm vi của Hiệp định khung này. Các quy định của Hiệp định này sẽ không áp dụng đối với bất kỳ thoả thuận song phương hoặc nhiều bên đó.

ĐIỀU 13. CÁC QUI ĐỊNH KHÁC

1. Trong Hiệp định này sẽ bao gồm tất cả các phụ lục và các nội dung kèm theo phụ lục, và tất cả các văn bản pháp lý tương lai được thoả thuận phù hợp theo Hiệp định này

2. Trừ khi có những qui định cụ thể chỉ ra trong Hiệp định này, Hiệp định này hoặc bất kỳ hành động nào theo Hiệp định này sẽ không làm ảnh hưởng hoặc làm mất hiệu lực về quyền và nghĩa vụ của một Bên theo các thoả thuận hiện hành mà Bên đó là thành viên tham gia.

3. Các Bên sẽ cố gắng hạn chế việc gia tăng mức hạn chế hoặc ngăn cản có thể ảnh hướng đến việc thực thi Hiệp định này.

ĐIỀU 14. SỬA ĐỔI

Các qui định của Hiệp định này có thể được điều chỉnh thông qua các sửa đổi được sự đồng thuận bằng văn bản của các Bên.

ĐIỀU 15. LƯU KÝ

Đối với các nước thành viên ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN sẽ lưu giữ bản chính Hiệp định khung này và sẽ chuyển cho các nước thành viên ASEAN một bản Copy có chứng nhận.

ĐIỀU 16. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2003

2. Các Bên thực hiện hoàn thành thủ tục trong nước về phê chuẩn Hiệp định khung này trước 1/7/2003.

3. Đối với một Bên không thể hoàn thành thủ tục trong nước về phê chuẩn Hiệp định khung này ở thời điểm 1/7/2003, quyền và nghĩa vụ của Bên đó theo Hiệp định này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày hoàn thành thủ tục phê chuẩn trong nước.

4. Một Bên sẽ thông báo bằng văn bản cho các Bên khác ngay khi hoàn thành thủ tục trong nước về phê chuẩn hiệu lực thi hành Hiệp định này.

Dưới sự là chứng kiến ở đây, Chúng tôi đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc

Làm tại Phnom Pênh, Campuchia ngày thứ tư của tháng 11 năm 2002, hai bản bằng tiếng Anh.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG LOẠI TRỪ CỦA MỘT BÊN KHÔNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM THEO ĐIỀU 6(3)(A)(I):

1. Bất kỳ bên nào loại trừ các nước thành viên ASEAN và/hoặc Trung Quốc được hưởng các nhân nhượng về thuế quan đối với các mặt hàng được quy định trong Phụ lục này sẽ không được hưởng các nhân nhượng thuế quan của các nước thành viên ASEAN khác và/hoặc Trung Quốc đối với các mặt hàng tương ứng.

2. Các bên sau đây đã hoàn thành các đàm phán với nhau và các danh sách loại trừ như sau:

(a) Brunây: Không loại trừ bất kỳ một mặt hàng nào.

(b) Campuchia: Loại trừ các mặt hàng sau đối với Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.

(c) Trung Quốc: Không loại trừ bất cứ mặt hàng nào đối với các nước thành viên ASEAN.

(d) Inđônêxia: Không loại trừ bất kỳ một mặt hàng nào[2].

(e) Lào: Loại trừ các mặt hàng sau đối với Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.

(f) Malaixia: không loại trừ bất kỳ một mặt hàng nào đối với Trung Quốc. Loại trừ các mặt hàng sau đối với các nước thành viên ASEAN.

(g) Mianma: Không loại trừ bất kỳ một mặt hàng nào.

(h) Philíppin: Phi-líp-pin sẽ bổ sung danh mục loại trừ

(i) Xinhgapo: Không loại trừ bất kỳ một mặt hàng nào.

(j) Thái Lan: Không loại trừ bất kỳ một mặt hàng nào.

(k) Việt Nam: Loại trừ các mặt hàng sau đối với Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN (như danh mục trong Hiệp định khung).


Số TT

Mã HS/Miêu tả mặt hàng

(Việt Nam)

Mã HS/Miêu tả mặt hàng

(Trung Quốc)

 

Gia cầm giống, gồm các loại gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, gà Nhật Bản

Gia cầm giống, gồm các loại gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, gà Nhật Bản

1.

010511900

– Loại không quá 185 g:

— Gà:

— Loại khác

010511900

– Loại không quá 185 g:

— Gà:

— Loại khác

2.

010592900

– Loại khác

— Gà trọng lượng không quá 2000g:

— Loại khác

01059290

– Loại khác

— Gà trọng lượng không quá 2000g:

— Loại khác

3.

010593000

– Loại khác:

— Gà trọng lượng trên 2000g:

 

01059310

– Loại khác:

— Gà trọng lượng trên 2000g:

— Để làm giống

01059390

– Loại khác:

— Gà trọng lượng trên 2000g:

— Loại khác

4.

010599900

– Loại khác:

— Loại khác:

— Loại khác

01059991

– Loại khác:

— Loại khác:

— Loại khác

—- Vịt

01059992

– Loại khác:

— Loại khác:

— Loại khác

—- Ngỗng

01059993

– Loại khác:

— Loại khác:

— Loại khác

—- Gà Nhật Bản

01059994

– Loại khác:

— Loại khác:

— Loại khác

—- Gà tây

 

0207

Thịt và các bộ phận nội tạng của gia cầm thuộc nhóm 0105, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông dùng làm thực phẩm

0207

Thịt và các bộ phận nội tạng của gia cầm thuộc nhóm 0105, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông dùng làm thực phẩm

5.

020711000

– Của gà:

— Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh

020711000

– Của gà:

— Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh

6.

020712000

– Của gà:

— Chưa chặt mảnh, ướp đông

020712000

– Của gà:

— Chưa chặt mảnh, ướp đông

7.

020713000

– Của gà:

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh

02071311

– Của gà:

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh:

— Chặt mảnh:

—- Có xương

02071319

– Của gà:

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh:

— Chặt mảnh:

—- Loại khác

02071321

– Của gà:

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh:

— Nội tạng:

—- Cánh

02071329

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh:

— Nội tạng:

—- Loại khác

 

8.

020714000

– Của gà:

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp đông

02071411

– Của gà:

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp đông:

— Đã chặt mảnh:

—- Có xương

02071419

– Của gà:

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp đông:

— Đã chặt mảnh:

—- Loại khác

02071421

– Của gà:

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp đông:

— Nội tạng:

—- Cánh

02071429

– Của gà:

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp đông:

— Nội tạng:

—- Loại khác

 

9.

020726000

– Của gà tây:

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh

020726000

– Của gà tây:

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh

10.

020727000

– Của gà tây:

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp lạnh

020727000

– Của gà tây:

— Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp lạnh

11.

0407

Trứng chim và trứng gia cầm trong vỏ, tươi, được bảo quản hoặc hấp chín hoặc luộc chín

0407

Trứng chim và trứng gia cầm trong vỏ, tươi, được bảo quản hoặc hấp chín hoặc luộc chín

11.

040700100

– Để làm giống

040700100

– Để làm giống

12.

040700900

– Loại khác

04070021

— Loại khác, trong vỏ, tươi:

—- Của gà mái

04070022

— Loại khác, trong vỏ, tươi:

—- Của vịt

04070023

— Loại khác, trong vỏ, tươi:

—- Của ngỗng

04070029

— Loại khác, trong vỏ, tươi:

—- Loại khác

04070091

— Loại khác

—- Trứng muối

04070092

— Loại khác

—- Trứng ngâm bảo quản bằng lá chanh

04070099

— Loại khác

—- Loại khác

 

 

0805

Quả có múi (họ chanh), tươi hoặc khô

0805

Quả có múi (họ chanh), tươi hoặc khô

13.

080530000

– Chanh (Citrus limon, Citrus limonum) và chanh lá cam (chấp) (Citrus aurantifolia)

080530000

– Chanh (Citrus limon, Citrus limonum) và chanh lá cam (chấp) (Citrus aurantifolia)

14.

080540000

– Bưởi

080540000

– Bưởi

15.

080590000

– Loại khác

080590000

– Loại khác

 

PHỤ LỤC 2

CÁC MẶT HÀNG CỤ THỂ NẰM TRONG CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM THEO ĐIỀU 6(3)(A)(III)

A. Brunây và Xinhgapo sẽ là các bên của bất kỳ thoả thuận nào mà đã được thoả thuận hoặc sẽ được thoả thuận giữa Trung Quốc và bất kỳ bên nào khác theo Điều 6(3)(a)(iii) [với điều kiện là từng nước phải gửi thông báo bằng văn bản cho Trung Quốc và các nước thành viên còn lại của ASEAN thông qua Ban Thư ký ASEAN về ngày dự kiến tham gia vào những thoả thuận như vậy].

B. Các bên sau đây đã hoàn thành các đàm phán với Trung Quốc và các mặt hàng cụ thể như sau:

1. Campuchia: Không có

2. Inđônêxia: bao gồm bảng mã HS tương ứng của Brunây và Singapore

3. Lào: Không có

4. Myanmar: Không có

5. Malaixia: bao gồm Bảng mã HS tương ứng của Brunây và Singapore

6. Philíppin: sẽ bổ sung các mặt hàng cụ thể

7. Thái lan: bao gồm danh mục Bảng mã HS tương ứng của Bru-nây và Singapore

8. Việt Nam: Không có

 

PHỤ LỤC SỐ 3

A. Các nhóm hàng hoá cắt giảm thuế và loại bỏ thuế theo Điều 6(3)(b)(i)[[3]]

Ba nhóm hàng hoá được xác định như sau:

(i) Nhóm 1:

Đối với Trung Quốc và ASEAN6: Là tất cả các mặt hàng có thuế suất MFN áp dụng cao hơn 15%

Đối với các nước thành viên mới của ASEAN: là những mặt có thuế MFN áp dụng bằng hoặc cao hơn 30%

(ii) Nhóm 2:

Đối với Trung Quốc và ASEAN 6: là những mặt hàng có thuế MFN áp dụng từ 5% đến 15% (gồm các những mặt hàng có thuế suất 5% và 15%)

Đối với các nước thành viên mới của ASEAN là những mặt hàng có thuế MFN áp dụng từ 15% đến 30% (không gồm thuế 30%)

(iii) Nhóm 3:

Đối với Trung quốc và ASEAN 6: là những mặt hàng có thuế suất MFN áp dụng dưới 5%

Đối với Các nước thành viên mới của ASEAN là những mặt hàng có thuế MFN áp dụng thấp hơn 15%

B. Khung thời gian thực hiện theo Điều 6(3)(b)(i)[[4]]

Chương trình Thu hoạch sớm sẽ được thực hiện như sau:

(a) Trung Quốc và ASEAN 6:

Nhóm hàng hoá

Không muộn hơn 1/1/2004

Không muộn hơn 1/1/2005

Không muộn hơn 1/1/2006

1

10%

5%

0%

2

5%

0%

0%

3

0%

0%

0%

(ii) Các nước thành viên mới ASEAN

Các mặt hàng thuộc nhóm 1:

Tên nước

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Việt Nam

20%

15%

10%

5%

0%

0%

0%

Lào và Myanmar

20%

14%

8%

0%

0%

Campuchia

20%

15%

10%

5%

0%

Các mặt hàng thuộc nhóm 2:

Tên nước

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Việt Nam

10%

10%

5%

5%

0%

0%

0%

Lào và Myanmar

10%

10%

5%

0%

0%

Campuchia

10%

10%

5%

5%

0%

Các mặt hàng thuộc nhóm 3:

Tên nước

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Việt Nam

5%

5%

0-5%

0-5%

0%

0%

0%

Lào và Myanmar

5%

5%

0-5%

0%

0%

Campuchia

5%

5%

0-5%

0-5%

0%

 

PHỤ LỤC SỐ 4

CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC THEO ĐIỀU 6 (5)

(a) Đẩy nhanh thực hiện dự án tuyến đường sắt Singapore – Kunming và dự án đường cao tốc BăngKốc – Kunming trong khuôn khổ hợp tác phát triển vùng lòng chảo sông Mê-Kông (AMBDC) và Chương trình tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS)

(b) Thực hiện các kế hoạch trung hạn và dài hạn đối với sự phát triển toàn diện của Tiểu Vùng Mê Kông đã được lộ trình hóa tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất Tiểu vùng sông Mê Kông ở Campuchia.

(c) Thiết lập các đầu mối giao dịch ở các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc như là những trung tâm tạo thuận lợi và xúc tiến thương mại và đầu tư giữa các Bên, thông qua các trình tự và cơ chế cụ thể sẽ được phát triển.

(d) Khai thác khả năng phát triển các thoả thuận công nhận lẫn nhau trong các lĩnh vực cùng quan tâm, ví dụ như các mặt hàng nông sản, các thiết bị điện – điện tử, và hoàn thành trong khung thời gian được thoả thuận.

(e) Xây dựng các cơ chế hợp tác giữa các cơ quan thầm quyền về tiêu chuẩn và đo lường của các Bên với quan điểm mở rộng thương mại, tạo thuận lợi và hợp tác các lĩnh vực khác

(f) Thực hiện những cam kết trong Bản Ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp giữa các Bên ký vào tháng 11/2002

(g) Hoàn thành Bản Ghi Nhớ về hợp tác lĩnh vực công nghệ thông tin giữa các Bên.

(h) Phát triển các chương trình cụ thể với quan điểm tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, quỹ hợp tác ASEAN – Trung Quốc cùng với các cơ chế khác.

(i) Thiết lập các chương trình kỹ thuật cụ thể nhằm trợ giúp hơn nữa các nước thành viên mới của ASEAN trong vấn đề nâng cao năng lực trong quá trình hội nhập khu vực và tạo thuận lợi trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới của các nước thành viên ASEAN chưa phải là thành viên của WTO

(j) Thiết lập cơ chế hợp tác giữa các cơ quan hải quan của các Bên nhằm mở rộng sự thông thoáng thương mại và hợp tác trong các lĩnh vực khác

(k) Thiết lập cơ chế hợp tác giữa các cơ quan chính quyền thích hợp của các Bên trong lĩnh vực bảo vệ bản quyền (IPR).

 


[[1] ] trừ Philippines sẽ không tham gia vào Chương trình thu hoạch sớm

[2] Ngô ngọt (HS 071010000) của Inđônêxia sẽ được đàm phán đa phương trong WTO

[[3] ] Không áp dụng đối với Philippines.

[[4] ] Không áp dụng đối với Philippines

30/12/2022

CHÍNH PHỦ - BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN - TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2022 - 2027

Hiệu lực 30/12/2022

08/11/2019

BỘ CÔNG THƯƠNG - QUY ĐỊNH QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - HỒNG CÔNG, TRUNG QUỐC

Hiệu lực 23/12/2019

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE - ON IMPLEMENTATION OF THE AMENDED RULE ON PROCEDURES FOR GRANT AND INSPECTION OF ORIGIN AND THE RULE SPECIFYING OF COMMODITIES ACCORDING TO THE 2007 VERSION OF THE HARMONIZED SYSTEM UNDER THE GOODS TRADE AGREEMENT WITHIN THE FRAMEWORK AGREEMENT ON COMPREHENSIVE ECONOMIC COOPERATION BETWEEN THE ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS AND THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA

Hiệu lực

TOP
error: Content is protected !!