FORGOT YOUR DETAILS?

CREATE ACCOUNT

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1648/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 493/QĐ-TTG ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021 – 2030;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTG ngày 19 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030;

Căn cứ văn bản số 7743/BCT-XNK ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Bộ Công Thương về việc xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 tại Quyết định số 1445/QĐ-TTG ngày 19 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Bộ trưởng (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ;
– Bộ Công Thương;
– Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
– Lưu VT, Vtải.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Đình Thọ

KẾ HOẠCH

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1648/QĐ-BGTVT ngày 15 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

I. NHIỆM VỤ TỔNG THỂ

Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp sau đây:

1. Tiếp tục thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các quan điểm, nhóm nhiệm vụ chủ yếu được giao tại Quyết định số 1445/QĐ-TTG ngày 19 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.

2. Nghiên cứu phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam để góp phần giảm chi phí và nâng vào tính chủ động cho hoạt động xuất nhập khẩu.

3. Tập trung nguồn lực đầu tư công trình kết nối hạ tầng giao thông quốc gia quan trọng, thiết yếu, có tính chất kết nối vùng miền, khu vực có tiềm năng phát triển và kết nối các phương thức vận tải.

4. Tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

5. Tăng cường cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh.

6. Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân trong việc triển khai thực hiện. Xử lý phù hợp, kịp thời, linh hoạt đối với những vấn đề mới phát sinh; kiến nghị, đề xuất những giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, hiệu quả.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

TT

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Nghiên cứu phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam để góp phần giảm chi phí và nâng vao tính chủ động cho hoạt động xuất nhập khẩu

1.

Tiếp tục tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tại Đề án phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam đã được phê duyệt tại Quyết định số 1254/QĐ-BGTVT ngày 29/09/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Cục Hàng hải Việt Nam

CácVụ: Vận tải, Pháp chế, Khoa học – Công nghệ và Môi trường; Cục Đăng kiểm Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan

2022-2030

2.

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về vận tải biển, tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Trước mắt, tập trung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về mua bán, đăng ký tàu biển và quản lý giá dịch vụ hàng hải và quản lý hoạt động vận tải container của các hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam.

Cục Hàng hải Việt Nam

CácVụ: Pháp chế, Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Vận tải; Cục Đăng kiểm Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan

2022-2026

3.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển, tham gia các công ước quốc tế, hiệp định vận tải song phương, đa phương; Hỗ trợ về thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đại lý ra nước ngoài; Hoàn thiện Hiệp định vận tải ven biển ba bên với Thái Lan và Campuchia.

Cục Hàng hải Việt Nam

CácVụ: Hợp tác quốc tế, Pháp chế, Vận tải và các cơ quan, đơn vị liên quan

2022-2026

4.

Xây dựng mô hình quản lý vận tải biển phù hợp để nâng cao công tác quản lý nhà nước về hàng hải đối với lĩnh vực vận tải biển và dịch vụ hàng hải. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam mới tham gia hoặc là thành viên; phù hợp với tình hình phát triển mới của ngành hàng hải.

Cục Hàng hải Việt Nam

CácVụ: Pháp chế, Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Vận tải; Cục Đăng kiểm Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan

2022-2030

5.

Tập trung hỗ trợ một số hãng tàu container Việt Nam đủ mạnh để vươn ra hoạt động quốc tế ở những thị trường xa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… và có thể đi đến Châu Âu và Mỹ. Có cơ chế chính sách hỗ trợ các hãng tàu liên minh, liên kết trong hoạt động khai thác hàng hóa container để nâng cao quy mô của doanh nghiệp, năng lực tài chính… tăng năng lực cạnh tranh với các hãng tàu nước ngoài.

Cục Hàng hải Việt Nam

CácVụ: Hợp tác quốc tế, Pháp chế, Vận tải và các cơ quan, đơn vị liên quan

2022-2030

II

Tập trung nguồn lực đầu tư công trình kết nối hạ tầng giao thông quốc gia quan trọng, thiết yếu, có tính chất kết nối vùng miền, khu vực có tiềm năng phát triển và kết nối các phương thức vận tải

6.

Ưu tiên tập trung phát triển những hạ tầng lớn, hiện đại, có sức lan tỏa: nâng cấp cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành; xây dựng cao tốc Bắc – Nam phía Đông; cải tạo, nâng cấp tăng cường năng lực các ga liên vận quốc tế hiện tại (Đồng Đăng, Lào Cai, Sóng Thần) và một số ga khác chuyển sang hoạt động khai thác liên vận quốc tế, nghiên cứu chuẩn bị đầu tư một số đoạn tuyến quan trọng thuộc đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và kết nối đường sắt vào các cảng biển đầu mối (Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu), bao gồm các tuyến đường sắt đầu tư mới để triển khai thực hiện đầu tư ngay khi có điều kiện.

Vụ Kế hoạch đầu tư

Các Vụ, Cục quản lý chuyên ngành có liên quan

2022 – 2030

7.

Nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải container đường thủy nội địa và các dịch vụ logistics tại khu vực Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ; Giải quyết dứt điểm hủy nội địa huyết mạch.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

Vụ Kế hoạch đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan

2022 – 2026

8.

Đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng cạn theo quy hoạch được duyệt, trong đó ưu tiên đầu tư các cảng cạn kết nối với đường thủy nội địa ở khu vực phía Nam, các cảng cạn kết nối với đường thủy nội địa, đường sắt ở khu vực phía Bắc làm đầu mối kết nối các phương thức vận tải kết hợp cung cấp các dịch vụ logistics; tăng cường kết nối các phương thức vận tải, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.

Cục Hàng hải Việt

Nam

Vụ Kế hoạch đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan

2022 – 2026

9.

Kêu gọi đầu tư phát triển các cảng thủy nội địa khai thác hàng công-ten-nơ có chức năng đầu mối tại khu vực phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long với cơ sở vật chất, trang thiết bị bốc xếp đồng bộ, hiện đại nhằm gia tăng nhanh thị phần vận tải công- ten-nơ bằng đường thủy nội địa.

Cục Đường thủy nội địa

Việt Nam

Vụ Kế hoạch đầu tư; các Vụ, cơ quan, tổ chức liên quan

Hằng năm

10.

Ưu tiên kết nối đường thủy nội địa với cảng biển trên cơ sở đầu tư xây dựng bến thủy nội địa, bến phao neo trong vùng nước cảng biển (Hải Phòng, Nghi Sơn; Bà Rịa – Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh…) nhằm khai thác hiệu quả hạ tầng cảng biển tại khu vực, giảm thiểu tình trạng phương tiện thủy nội địa phải chờ làm hàng, bốc xếp hàng hóa do thiếu cảng, bến; từ đó tạo điều kiện kết nối tốt các cảng biển với các khu vực hậu phương, vùng sản xuất hàng hóa tập trung trong nội địa bằng đường thủy nội địa.

Vụ Kế hoạch đầu tư, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

Các Vụ, Cục quản lý chuyên ngành, cơ quan, tổ chức liên quan

Hằng năm

11.

Cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách, vốn ODA cho các dự án nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình tại các nút thắt hạ tầng có tính quan trọng, cấp bách.

Vụ Kế hoạch đầu tư

Các Vụ, Cục quản lý chuyên ngành có liên quan

Hằng năm

12.

Đẩy mạnh đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy; đồng thời tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và các đối tác truyền thống Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu… trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy.

Vụ Kế hoạch đầu tư

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, các Vụ, cơ quan, tổ chức liên quan

Hằng năm

III

Tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

13.

Tiếp tục nghiên cứu rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực GTVT. Đối với các sản phẩm, hàng hóa được cắt giảm, nhà nước quản lý theo nguyên tắc nhà nước quy định tiêu chuẩn an toàn, người sản xuất, kinh doanh tự tuân thủ.

Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

Cục Đăng kiểm Việt Nam, các cơ quan, đơn vị liên quan

2022 – 2026

14.

Tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lĩnh vực GTVT.

Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

Cục Đăng kiểm Việt Nam, các cơ quan, đơn vị liên quan

2022 -2026

15.

Nâng cấp, hoàn thiện và triển khai hiệu quả thủ tục điện tử trên

Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Trung tâm Công nghệ thông tin; các Cục quản lý chuyên ngành

Các cơ quan, đơn vị liên quan

2022 – 2026

IV

Tăng cường cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

16.

Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ trên mọi lĩnh vực; trong đó tập trung nghiên cứu giải pháp cải cách thủ tục hành chính đối với các dự án chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng và công nghệ tốt nhất, dự án xanh…; gắn cải cách thủ tục hành chính với xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.

Văn phòng Bộ GTVT, Trung tâm Công nghệ thông tin

Các Cục và cơ quan đơn vị có liên quan

2023 – 2026

17.

Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025.

Văn phòng Bộ GTVT, Vụ Pháp chế

Các Cục và cơ quan đơn vị có liên quan

2023 – 2025

18.

Tối thiểu 01 lần/quý, tổ chức đối thoại, gặp mặt, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải về nhưng khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị.

Các Cục quản lý chuyên ngành

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Hằng năm

16/10/2021

QUYẾT ĐỊNH 10906/QĐ-BGTVT NĂM 2021 Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

Hiệu lực 16/10/2021

16/10/2021

QUYẾT ĐỊNH 1812/QĐ-BGTVT NĂM 2021 HƯỚNG DẪN TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CỦA 5 LĨNH VỰC (ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA, HÀNG HẢI, ĐƯỜNG SẮT, HÀNG KHÔNG) ĐẢM BẢO THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19 DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH

Hiệu lực 16/10/2021

TOP
error: Content is protected !!