FORGOT YOUR DETAILS?

CREATE ACCOUNT

QUỐC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Nghị quyết số: 29/2021/QH15

Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2020/QH14;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 59/2020/QH14;

Sau khi xem xét Tờ trình số 244/TTr-CP, Báo cáo số 243/BC-CP ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra số 7/BC-UBTCNS15 ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Báo cáo tiếp thu, giải trình số 28/BC-UBTVQH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Mục tiêu, định hướng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025

1. Mục tiêu tổng quát:

Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại đầu tư công và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giảm tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, phát huy vai trò dẫn dắt của đầu tư công, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước; tạo chuyển biến rõ nét trong đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội; góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm 2021 – 2025 khoảng 32 – 34% GDP, tỷ trọng vốn đầu tư công bình quân 5 năm khoảng 16 – 17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội;

b) Tỷ trọng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước khoảng 28%, phấn đấu khoảng 29% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trong đầu tư công;

c) Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân giai đoạn 2021 – 2025 đạt trên 90% kế hoạch Quốc hội giao; số dự án hoàn thành trong giai đoạn đạt trên 80% tổng số dự án được bố trí vốn.

3. Định hướng:

a) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiện đại, sớm hoàn thành đưa các công trình đi vào sử dụng, phát huy hiệu quả thực tế. Tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài; giảm tối đa số lượng các dự án khởi công mới;

b) Đầu tư công phải bám sát và phục vụ cho việc thực hiện tốt các mục tiêu, định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương, quy hoạch quốc gia, vùng, ngành, tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt huy động các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước, đẩy mạnh hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng chiến lược;

c) Bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả giữa các vùng, miền, lĩnh vực, trong đó ưu tiên vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các vùng động lực, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, thiên tai, bão lũ và các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; đáp ứng yêu cầu về tiến độ để cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông (giai đoạn 1); khẩn trương chuẩn bị đầu tư, sớm khởi công và cơ bản hoàn thành các dự án đường vành đai 3, 4 của khu vực động lực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tuyến nối Tây Nguyên với Nam Trung Bộ, khu vực miền núi phía Bắc, tuyến đường ven biển, hành lang kinh tế Đông – Tây, Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam tuyến phía Đông giai đoạn 2021 – 2025; báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Điều 2. Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025

1. Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 là 2.870.000 tỷ đồng, bao gồm:

a) Vốn ngân sách trung ương 1.500.000 tỷ đồng, bao gồm: vốn trong nước 1.200.000 tỷ đồng, vốn nước ngoài 300.000 tỷ đồng;

b) Vốn cân đối ngân sách địa phương 1.370.000 tỷ đồng.

(Phụ lục số I kèm theo Nghị quyết này)

2. Dự phòng 10% kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương theo từng nguồn vốn để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn.

3. Dự phòng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 – 2025 do Hội đồng nhân dân các cấp quyết định theo thẩm quyền được quy định tại khoản 6 Điều 51 của Luật Đầu tư công.

4. Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước:

a) Số vốn phân bổ cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương như sau:

(i) Phân bổ vốn ngân sách trung ương 1.090.014,445 tỷ đồng;

(ii) Vốn ngân sách địa phương 1.233.000 tỷ đồng.

Đối với số vốn ngân sách địa phương còn lại chưa phân bổ chi tiết 137.000 tỷ đồng, Chính phủ khẩn trương hoàn thiện phương án phân bổ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiế

TOP
error: Content is protected !!